Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không? – Viêm dạ dày là loại bệnh cơ bản có nhiều người bị mắc phải gây ra nhiều rắc rối cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tính mạng của con người.
Hôm nay Dạ Dày HP Plus qua bài viết dưới đây để mọi người cùng hiểu thêm về căn bệnh viêm dạ dày mãn tính này.
Hiểu về viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày có 2 cấp độ là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính.
Viêm dạ dày mãn tính hay còn gọi viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori ) gây ra.
Làm tổn thương tất cả hoặc chỉ một khu kéo dài nhiều năm và phát triển chậm làm cho lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị biến đổi và mất một số tế bào bảo vệ làm mòn dần đi lớp niêm mạc dạ dày và có thể gây ra ung thư nếu không được điều trị.
Các biến chứng của viêm dạ dày mãn tính như
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết nhẹ khi đi đại tiện phân có màu đen hoặc dính máu, đau bụng, da nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi.
Xuất huyết nặng sẽ đau bụng dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn (có thể nôn ra máu), tay chân lạnh ngắt, mạch yếu, tụt huyết áp.
Thủng dạ dày
Các cơ thành bụng co cứng như gỗ, tay chân ớn lạnh, nhịp tim đập nhanh, nôn thốc, nôn tháo, bí đại tiểu tiện…
Hẹp môn vị dạ dày
Nôn mửa nhiều lần khiến, đại tiện khó khăn, cơ thể xanh xao, gầy yếu.
Teo niêm mạc dạ dày
Cơ thể bị thiếu vitamin B12 gây thiếu máu và rối loạn tâm thần.
Ung thư dạ dày
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hại cho tính mạng nhưng nếu phát hiện chậm trễ khi đã ở giai đoạn 3 – giai đoạn 4, thì tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ có 5%, phần lớn người bệnh chỉ còn sống được 1 – 2 năm khi ở giai đoạn cuối.
>>> Xem thêm: Hành Tây Diệt Vi Khuẩn HP Dạ Dày
Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính nhóm A nhóm này do yếu tố tự miễn của hệ miễn dịch phá hủy một số tế bào dạ dày và có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin, thiếu máu và ung thư.
Viêm dạ dày mãn tính nhóm B do ký sinh trùng HP-Helicobacter pylori thải ra những chất độc bào mòn niêm mạc dạ dày, hình thành lên các vết loét gây tổn thương dạ dày, viêm loét con đường ruột, ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày mãn tính nhóm C nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc, hóa chất kích thích như thuốc kháng viêm không steroid, rượu hoặc mật, kim loại nặng và cũng có khả năng gây ra xói mòn niêm mạc dạ dày cũng như chảy máu dạ dày;
Nhóm khác do viêm dạ dày phì đại khổng lồ (do sự thiếu hụt protein) và viêm dạ dày ái toan hay thấy cùng với bệnh dị ứng khác như hen suyễn hoặc chàm.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm dạ dày mãn tính
Theo thống kê có khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm vi rút HP nên viêm dạ dày mãn tính là khá nhiều nhất là ở các nước đang phát triển và khu vực Châu Á.
Những nhóm người hay bị viêm dạ dày mãn tính như:
Những người vốn đã bị viêm dạ dày từ trước nhưng không thăm khám điều trị triệt để dễ có khả năng chuyển biến thành dạng mãn tính.
Nhân viên văn phòng do thói quen thường ăn uống và làm việc cùng lúc, ăn uống tùy tiện, ăn không đúng bữa, khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Công nhân làm việc theo ca kíp thì thường hay ăn khuya lại làm việc nặng nhọc phải ăn uống vội vàng cho kịp giờ giấc làm việc.
Những người có công việc làm lái xe đường dài vi lịch trình làm việc, ngủ nghỉ, ăn uống không điều độ khiến dạ dày dễ bị viêm dẫn tới viêm dạ dày mãn tính.
Những người nghiện nhiều bia rượu, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích tương tự khác.
Lây truyền trong gia đình khi cùng ăn uống sinh hoạt khi trong gia đình có một người bị viêm dạ dày mãn tính (nhất là trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn HP) có thể lâu cho cả nhà.
>>> Xem thêm: Gây Đau Dạ Dày Ban Đêm – Cách Trị Tại Nhà
Những phương pháp để điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính
Bác sĩ sẽ thăm khám chẩn đoán bệnh bằng cách: Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, xét nghiệm phân để tìm chảy máu dạ dày, xét nghiệm công thức máu tìm thiếu máu, nội soi.
Dùng thuốc
Bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm giảm acid dạ dày như Thuốc kháng acid cacbonat canxi (Rolaids và Tums), đối kháng H2 (Zantac), Ức chế bơm proton (Prilosec).
Không nên sử dụng các loại thuốc làm kích ứng dạ dày như aspirin và các loại thuốc tương tự. Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính đôi khi có thể tự khỏi trong một vài giờ nếu nguyên nhân gây bệnh là thuốc hoặc rượu nhưng viêm dạ dày mãn tính thường phải mất thời gian dài hơn để biến mất. Nếu không điều trị, bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm.
Chế độ ăn uống khoa học
Không nên ăn thức ăn có nhiều muối, nhiều chất béo, không uống các loại rượu, bia, cà phê, không ăn nhiều đồ tái hay thịt đỏ và đồ có nhiều chất bảo quản như xúc xích, lạp sườn…
Nên ăn nhiều các loại trái cây và rau xanh, thực phẩm giàu probiotics (sữa chua, rượu kefir), đồ ăn tươi sống thịt nạc, thịt gà, thịt lợn và cá được chế biến chín và hợp vệ sinh, thực vật có protein (đậu và đậu hũ), các loại ngũ cốc (mì ống, gạo, bánh mì).
Áp dụng các biện pháp sau: theo dõi chế độ ăn uống, giữ đầu óc luôn vui vẻ tránh căng thẳng (stress).
Thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe kết hợp ngưng uống rượu bia, bỏ thuốc lá và ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, aspirin).
>>> Xem thêm: Cảnh Báo! Vi Rút HP Trong Dạ Dày Xuất Hiện 1 Trong 14 Triệu Chứng Này Cần Điều Trị Ngay
Mong những thông tin trên của Dạ Dày Plus hữu ích đối với mọi người. Để mọi người thêm hiểu rõ về căn bệnh viêm dạ dày mãn tính này cũng như có những cách phòng tránh và khắc phục tốt nhất cho cơ thể luôn khỏe mạnh.