Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? – đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến mỗi năm có đến hơn 1 tỷ người bị mắc bệnh trên thế giới. Vậy thế nào là viêm dạ dày cấp, phòng ngừa và điều trị bệnh như nào là đúng cách?
Bài viết dưới đây của Dạ Dày HP Plus sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh viêm dạ dày cấp. Cách điều trị và những thực phẩm người viêm dạ dày cấp nên và không nên dùng.
Thông tin về bệnh viêm dạ dày cấp
Khái niệm
Thành dạ dày gồm có 5 lớp là lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày, tấm dưới niêm mạc, lớp cơ, tấm dưới thanh mạc và thanh mạc.
Viêm dạ dày cấp thường là sự xuất hiện và lan rộng của các ổ viêm trong lớp niêm mạc dạ dày, một loại nhiễm trùng lớp niêm mạc ở trên cùng khiên dạ dày bị sưng đỏ, trầy xước trầy lở những tổn thương nông trên bề mặt do các tác nhân như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, tác nhân hóa học gây nên.
Sự nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày cấp
Khi bị viêm dạ dày cấp sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh bị khiến người bệnh ăn uống được, nôn mửa, sốt cao, mất điện giải, cơ thể rất mệt mỏi, tay chân yếu, rối loạn nhịp tim.
Viêm dạ dày cấp là giai đoạn nhẹ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không quá nguy hiểm nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể thành mãn tính, gây loét rồi xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, nguy hiểm nhất chính là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày cấp có thể chữa trị triệt để nếu thực hiện tốt, khắc phục tốt những nguyên nhân gây ra bệnh, đi khám nghe theo lời khuyên của bác sĩ để có định hướng điều trị hiệu quả, tầm soát nguy cơ sớm.
>>> Xem thêm: Sự thật cần biết về đau dạ dày
Nguyên nhân viêm dạ dày cấp
Thói quen ăn uống không khoa học lành mạnh như ăn uống không đúng bữa, không ăn chín uống sôi.
Sử dụng nhiều các thứ có chất kích thích như các đồ uống có cồn như bia rượu, cà phê.
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kiến bị lây vi khuẩn gây bệnh từ môi trường.
Khi bị ốm sốt, cảm người yếu sẽ bị nhiễm siêu vi thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau ( giảm đau đầu, thuốc giảm viêm xương khớp).
Do căng thẳng, stress trong cuộc sống kéo dài gây ra.
Do các bệnh lý khác như suy thận, suy gan, bức xạ, trào ngược dịch mật, thiếu máu cục bộ hay chấn thương, sau phẫu thuật gây ra.
Biểu hiện đau dạ dày cấp tính
Đau bụng
Đau bụng dữ dội kèm theo nóng rát, cồn cào vùng thượng vị sau khi ăn do khi niêm mạc dạ dày đang bị viêm sung huyết (thức ăn vào sẽ tác động đến niêm mạc gây đau dữ dội) hoặc sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng, ăn khi đang đói,
Đau bụng vào nửa đêm, gần sáng gây mất ngủ, mệt mỏi.
Đau bụng âm ỉ, rát bỏng, đau quặn từng cơn khiến tức ngực, đau lưng…
Buồn nôn và nôn
Xuất hiện buồn nôn có thể nôn ngay sau khi ăn xong, nôn hết thức ăn sau khi nôn cơn đau bụng sẽ giảm, nhưng một lúc sau cơn đau lại xuất hiện trở lại.
Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng, đi lỏng, sinh hơi nhiều , chán ăn.
Đi ngoài và nôn nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước và chất điện giải gây hốc hác mệt mỏi và sút cân.
>>> Xem thêm: Bật mí thực phẩm dành cho người viêm dạ dày
Cách điều trị viêm dạ dày cấp
Khi có những biểu hiện trên cần đi đến bệnh viện để kiểm tra thăm khám lâm sàng (cận lâm sàng) như X-quang, siêu âm, nội soi.
Khi phát hiện ra bệnh bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau, kết hợp với các loại thuốc để giảm tiết axit trong dịch vị (nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn HP thì sử dụng thêm kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP) bệnh nhân phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu có biến chứng xuất huyết nghiêm trọng cần được cầm máu ngay lập tức và được bác sĩ sẽ kê thuốc (1 là kháng sinh tiêu diệt HP 1 – 2 tuần và thuốc bao bọc vết loét trong 6 – 8 tuần). Sau đó cần thăm khám theo yêu cầu của bác sĩ để theo dõi tình hình.
Những thứ tốt và không tốt cho người viêm dạ dày cấp
Ăn những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày như mềm, giàu đạm, canxi, magie, kẽm hoặc chứa nhiều vitamin A, B, D, K, U.
Hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, cá nạc, tôm, thịt, cơm nát, cháo, khoai lang, khoai tây,…
Không ăn món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi và, dưa chua, hành muối, cam, chanh, nước ngọt có gas,…
Không uống các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
Nên ăn chậm nhai kĩ, uống trên 2l nước 1 ngày, không được bỏ bữa sáng, phải ăn chín uống sôi và ăn đúng giờ giấc.
Nghỉ ngơi và làm việc điều hòa tránh căng thẳng, stress.
Thường xuyên tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu những thông tin về nội soi dạ dày mà ít ai biết