Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Trẻ sơ sinh thường xuyên nôn trớ sữa ra ngoài ngay cả khi bú không quá no, những thay đổi đột ngột của trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý.
Các triệu chứng thường xuyên nôn trớ có thể là biểu hiện của việc các em bé bị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Qua bài viết dưới đây Dadayhpplus.com sẽ cùng với các bậc phụ huynh tìm hiểu về căn bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Tại sao trẻ sơ sinh lại bị trào ngược dạ dày thực quản
Đối với trẻ sơ sinh nếu như tư thế cho em bé bú không được đúng thì sữa và không khí cùng đi vào trong dạ dày dâng lên cao qua tâm vị ngược lên thực quản và đi ra ngoài.
Bộ phận tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, khiến cho sữa ứ đọng lâu ở trong dạ dày không được tiêu hóa hết kịp thời đây cũng chính là cơ hội để gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Đặc biệt do dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện sẽ khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị trào ngược dạ dày nếu cách cho ăn không đúng.
>>> Xem thêm: Chia sẻ hữu ích về căn bệnh dạ dày
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ em được chia làm 2 dạng cơ bản phổ biến nhất hiện nay
Trào ngược dạ dày sinh lý
Trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ sơ sinh diễn ra trong một thời gian ngắn và ít xảy ra nôn trớ.
Việc nôn trớ sữa chỉ xảy ra sau khi cho bú và không có những triệu chứng nào nghiêm trọng, bé vẫn chơi đùa và bú đều không bỏ bữa và nên cân tốt,…
Hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian, khi lớn lên sẽ hết hoàn toàn những biểu hiện nôn trớ.
Trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lý trào ngược dạ dày việc nôn, trớ sẽ xảy ra thường xuyên hơn, diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
Có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện cụ thể ở những mức độ khác nhau của bệnh lý.
Biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày đó chính là khi bé lớn hơn khoảng 1 tuổi vẫn nôn trớ sữa ra sau khi ăn, không tăng cân hoặc tăng không nhiều, hay khò khè, ho kéo dài, viêm phổi tái phát nhiều lần.
Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán và có phương án điều trị một cách kịp thời.
>>> Xem thêm: Những mẹo hữu ích để chữa căn bệnh đau dạ dày
Biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này tùy thuộc vào sức khỏe và cơ thể của từng trẻ. Các em bé bị trào ngược dạ dày thường có những biểu hiện cơ bản dưới đây:
– Mặc dù ti no hay không no đề nôn, trớ sữa có thể bị sặc nên cả mũi.
– Biểu hiện khó chịu, quấy khóc và tiếng khóc khác biệt.
– Thường uốn cong người để cảm thấy dễ chịu.
– Thở khó khăn, khò khè khi thở, có thể bị ho kéo dài.
– Chậm phát triển, ít tăng cân so với những em bé cùng tầm tuổi.
– Cơ thể xanh xao, biếng ăn, không chịu ti, khó ngủ,…
Và có thêm các dấu hiệu khác để phân biệt được trẻ bị trào ngược dạ dày, ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hãy theo dõi nếu tình trạng kéo dài hãy cho bé đi thăm khám bác sĩ để được điều trị một cách tốt nhất.
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi bị nhiễm căn bệnh dạ dày
Lý do dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Cơ thể của các em bé chưa được phát triển một cách hoàn thiện
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn chưa thực hiện được tối đa các chức năng nên dẫn đến tình trạng trào ngược.
Các cơ quan ở trong dạ dày của trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn thiện vẫn còn xơ và xốp.
Cơ thắt ở thực quản có nhiệm vụ giữ thức ăn luôn nằm trong dạ dày ở trẻ sơ sinh chức năng của cơ quan này chưa được hoàn thiện chính vì vậy dẫn đến tình trạng trào ngược đồ ăn.
Thói quen sinh hoạt của phụ huynh dẫn đến tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh
Các bậc phụ huynh thường xuyên đặt các em bé nằm ngửa trên mặt phẳng, không có gối đầu,…
Cách cho em bé ti của mẹ không đúng khiến cho em bé ti vào cả sữa và không khí dẫn đến tình trạng trào ngược.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu là chất lỏng nếu như không để ý cách chăm sóc sẽ khiến cho các bé bị nôn trớ.
Em bé sinh non các bộ phận, cơ quan chức năng ở trong cơ thể thường yếu hơn so với bình thường dẫn đến tình trạng trào ngược.
Cách chữa trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Với căn bệnh này việc điều trị một cách nhanh chóng kịp thời là điều cần thiết để tránh những hệ lụy liên quan đến các bộ phận khác về sau này.
Tùy vào tình trạng của căn bệnh các bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị một cách phù hợp.
Phương pháp chuẩn đoán căn bệnh trào ngược dạ dày
– Dựa vào những biểu hiện của trẻ nhỏ các bác sĩ có thể chuẩn đoán được cơ bản về căn bệnh trào ngược dạ dày.
Một số trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cơ bản để có thể xác định đúng bệnh lý và kê đơn phù hợp.
– Chụp X quang đường tiêu hóa giúp phát hiện ra các vấn đề dạ dày thường gặp phải hệ thống tiêu hóa.
– Nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm tổn thương của hệ tiêu hóa.
– Theo dõi PH của trẻ nhỏ trong vòng 24h sẽ kiểm tra được cả về hệ hô hấp, tim mạch của trẻ nhỏ.
Biện pháp phòng ngừa giảm bớt trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
– Nâng cao vị trí nằm của em bé nên 30 độ so với mặt phẳng.
– Bế thẳng bé sau khi ăn, vỗ lưng giúp cho bé ở hơi.
– Thay đổi kích thước của núm ti sao cho vừa với em bé
– Chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ cho bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ thường ngày.
– Giúp cho bé thực hiện những động tác vận động cơ bản nhẹ nhàng,…
Trên đây là những chia sẻ của Dadayhpplus.com hi vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh lý trào ngược dạ dày và có cách phòng ngừa hiệu quả.