Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến với tỉ lệ mắc khá cao. Bệnh này thường gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 50 tuổi và tỉ lệ mắc nam giới thường nhiều hơn nữ giới.
Thuốc viêm loét dạ dày là thuốc đặc trị dành cho những trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày, tùy từng mức độ mà sẽ có liều lượng dùng khác nhau. dadayhpplus.com sẽ bật mí các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay giúp bạn.
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng mà acid dạ dày dư thừa và vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc. Tình trạng bệnh sẽ còn trở nên nặng hơn thành những vết loét viêm nhiễm tại thành dạ dày nếu không sớm điều trị.
Người bệnh cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh viêm loét để có thể sớm phát hiện và tìm cách chữa trị phù hợp
Viêm loét dạ dày gây ra các tổn thương trên niêm mạc dạ dày; gây bào mòn thành niên mạc khiến lớp cấu trúc bên dưới dạ dày dễ bị viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
- Đau bụng,
- Buồn nôn và nôn ra máu
- Rối loạn tiêu hóa
- Sụt cân nhanh chóng
- Ợ hơi, ợ chua
- Khối u trong dạ dày – triệu chứng viêm dạ dày nặng
- Ăn không cảm thấy ngon miệng
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở người bệnh:
– Theo thống kê dịch tễ cho thấy đa số nguyên nhân là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p).
>>> Xem thêm: Những mẹo hữu ích để chữa căn bệnh đau dạ dày
– Còn có nguyên nhân chủ quan gây nên bệnh viêm loét dạ dày đó là: Thói quen sinh hoạt không điều độ; tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài; lạm dụng thuốc kháng sinh,khamgs viên, thuốc giảm đau; nghiện rượu, bia, chất kích thích,…
Việc nắm bắt được các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét mà từ đó giúp cho người bệnh có cái nhìn rõ nét về tình trạng bệnh của bản thân.
Một số loại thuốc trị viêm loét dạ dày thường gặp
Thuốc trung hòa acid dạ dày
– Mục đích sử dụng: Thay đổi nồng độ axit có trong dịch vị, làm chậm và ngăm chặn quá trình ăn mòn niêm mạc
– Thuốc trung hòa dạ dày còn giúp ức chế quá trình phân giải protein và pepsin, tăng trưởng lực cơ vòng thực quản dưới, làm giảm hoạt động co bóp quá mức của cơ trơn dạ dày
+Thuốc chống acid ion (-): có khả năng trung hòa mạnh và nhanh.
+Thuốc chống acid ion (+): có khả năng đệm tốt nên hiện nay được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề ở dạ dày, thực quản.
– Tác dụng phụ: Thuốc trung hòa acid dạ dày có thể gây tiêu chảy, suy thận, tăng magie huyết, tích tụ nhôm trong máu, táo bón, loãng xương, giảm phosphate trong máu,… trong thời gian sử dụng.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có khả năng kết hợp với dịch nhầy của dạ dày nhằm tạo thành lớp bao bọc ổ loét và ngăn chặn quá trình xâm lấn của axit dạ dày.
– Tác dụng: trung hòa dịch vị nhưng hiệu quả kém hơn thuốc trung hòa acid.
– Những loại thuốc bảo vệ niêm mạc thường được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày: Sucralfate, Misoprostol, Bismuth
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi bị nhiễm căn bệnh dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc ức chế men H+/ K+ ATPase nhằm ức chế khả năng bơm H+ của tế bào viền, làm giảm khả năng bài tiết HCl, ngăn ngừa chứng ợ nóng, đau dạ dày.
-Thuốc ức chế bơm proton còn có thể gây ra một số tạc dụng phụ: tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn ói. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc này trong khoảng thời gian dài nó có thể gây nên nguy cơ loãng xương ở đối tượng phụ nữ sau sinh và người lớn tuổi.
Thuốc kháng thụ thể H2 Histamine
– Thuốc ức chế cạnh tranh thuận nghịch histamine ở thụ thể H2 nhằm giảm hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.
– Không sử dụng thuốc cho người có tiền sử mẫn cảm cimetidin.
– Tác dụng phụ: lẫn lộn, chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, ảo giác, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, rụng tóc,…
Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày
Trong quá trình sử dụng một số loại thuốc và đặc biệt là thuốc tân dược. Bạn không nên tự ý đi mua mà cần phải đến cơ sở ý tế khám chữa bệnh, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ đã kê.
Muốn trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày bạn cần phải uống thuốc đủ liều lượng, đúng giờ được chỉ định, không được ngừng sử dụng thuốc và không đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó khi đã bị viêm loét dạ dày bạn cũng cần phải hạn chế việc sử dụng một số thuốc giảm đau như NSAIDs, corticoid.
Cần phải điều chỉnh chế độ dĩnh dưỡng :
- Không nên ăn đồ chiên, đồ nhiều dầu mỡ, đồ chua cay
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe
- Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa
- Nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả chín đỏ
- Chăm luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Không nên để đói mới ăn, cũng không nên ăn quá no
- Nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày và ăn với số lượng vừa đủ.