Hướng Dẫn Chế Biến Rau Tần Ô Xào Tỏi Cho Người Đau Dạ Dày

Rau tần ô còn gọi là cải cúc, thuộc họ cúc, có mùi thơm nhỏ ngọt của cúc, do lá giống lá cúc còn gọi là cải hoa cúc. Bác sĩ dinh dưỡng khuyên, tần ô rất giàu dinh dưỡng, nhưng nên ăn lượng vừa phải, ăn luộc hay nấu canh đều tốt cho những người bệnh dạ dày. Nhưng cần phải chú ý những người tiêu chảy, đau bụng và dương hư phát nhiệt không nên dùng.

Cách chế biến rất đa dạng tần ô nấu thịt, trứng hoặc xào với một số thực phẩm khác có thể nâng cao tác dụng của vitamin A có trong nó, nhưng tinh dầu thơm trong tần ô rất dễ bị mất khi gặp nhiệt sẽ làm giảm tác dụng kiện vị của nó, nên khi nấu cần chú ý để lửa to, xào nhanh.

Bảo quản rau tần ô bỏ vào túi nilon bọc kín cho vào tủ lạnh có thể bảo quản từ 2-3 ngày.

rau tan o xao toi

Dinh dưỡng và tác dụng của rau tần ô

Tần ô tính bình, vị ngọt cay. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thông huyết mạch, khai vị kiện tỳ, bổ não, thích hợp ăn vào mùa hè. Tần ô dùng cho những người mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, cao huyết áp, táo bón, hay người thiếu máu, gãy xương nên ăn. Đây là loại rau có ích cho dạ dày và ruột. Ăn tần ô thường xuyên có tác dụng nhất định với chứng ho viêm, tỳ vị bất hoà, trí nhớ giảm sút, táo bón dài ngày. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, rau tần ô rất giàu dinh dưỡng, ngoài thành phần vitamin A, C ra, hàm lượng caroten trong tần ô còn cao hơn bó xôi, lại còn chứa nhiều khoáng chất như Ca, Fe nên tần ô còn được gọi là thuốc bổ sung Ca, Fe, là món ăn cần thiết cho trẻ em và những người mắc bệnh thiếu máu. Ngoài ra tần ô còn có tác dụng trong quá trình trao đổi chất và phân giải mỡ trong cơ thể. Một nắm tần ô cho vào nồi lẩu có tác dụng trao đổi chất giữa các loại cá thịt, nâng cao dinh dưỡng.

Trong tần ô còn có chất có tác dụng lý khí, tiêu thực khai vị, tăng thèm ăn. Các acid amin, lipid, Albumin và hàm lượng Na, K trong tần ô có thể điều tiết trao đổi chất, lợi tiểu, trừ phù thũng. Ngoài ra tần ô An có tác dụng thanh huyết dưỡng tâm, nhuận phế hoá viêm, ổn định tinh thần, ngăn chặn sự thoái hoá của trí nhớ, tiêu viêm, giảm stress.

Tác dụng của rau tần ô với bệnh dạ dày

“Bản thảo cương mục ” có ghi: tần ô “an tâm khi a, tỳ vị, tiêu viêm, lợi trường vị”. Hàm lượng xenlulo pha phú trong tần ô giúp ruột và dạ dày co bóp mạnh, t.. đẩy bài tiết, giúp nhuận trường. Các thí nghiệm lâm sàng chứng minh rằng, tần ô có thể trị bệnh dạ dày mãn tính và táo bón lâu ngày. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm ấm dạ dày, thích hợp cho những người hàn khí dạ dày và ruột.

Lượng dùng mỗi bữa 50-100g nên chọn rau còn tươi, không có sâu, không có thuốc trừ sâu.

Món Tần ô xào tỏi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu:

+ Tần ô 400g

+ Tỏi 20g

+ Gia vị: muối, bột ngọt

Cách làm

Hướng dẫn cách chế biến món rau tần ô xào tỏi

Bước 1. Tỏi lột vỏ, băm nhỏ; tần ô bỏ lá già úa, rửa sạch.

Bước 2. Tần ô trụng sơ nước sôi, vớt ra.

Bước 3. Phi tỏi thơm, cho tần ô vào xào, nêm gia vị, đảo đều là được.

Lưu ý: Khi trung tần ô vào nước sôi, nên cho thêm một ít dầu vào nước để cho tần ô xanh.

Xem thêm: Những món ăn tốt cho dạ dày

3.5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chat Zalo
Gọi Đặt Hàng