Mật ong còn gọi là đường mật, bạch mật, thạch đài. bạch sa mật. Dựa theo mùa thu hoạch mà người gọi là mật đông, mật hè, mật xuân, trong đó một .. hoạch vào mùa đông là tốt nhất. Mật ong do con ong đi lấy mật hoa, qua giai đoạn ủ, gia công trong bụng hình thành nên thức ăn ngọt lành tự nhiên thuần khiết. Trong mật ong chứa hơn 180 loại chất khác nhau, thành phần chủ yếu là đường quả và glucose, các thành phần khác có nhiều loại acid amin, vitamin, khoáng chất, acid hữu cơ…
Bác sĩ dinh dưỡng khuyên mùa hè và mùa thu không nên ăn mật ong sống, không nên cho trẻ sơ sinh ăn mật ong để tránh trúng độc mật ong. Khi dùng mật ong nên cho vào nước ấm, không nên cho vào nước sôi, không nên nấu. Do hàm lượng đường quả trong mật khá cao nên những người bị tiểu đường phải dùng lượng thích hợp. Mật ong không nên bỏ vào hũ bằng kim loại để tránh tăng hàm lượng kim loại nặng trong mật ong. Mật ong không nên uống chung với nước trà, nếu không sẽ có hại cho sức khỏe.
Dinh dưỡng và tác dụng của mật ong
Mật ong vị ngọt, tính bình, đi vào kinh tỳ, phế, đại hàng. Trong “Bản thảo cương mục” ghi lại: “Điều hòa khí huyết, ích khí bổ trung, an ngũ tạng, ngừa đau, giải độc, trừ bách bệnh, uống lâu dài sẽ tăng cường thể lực và trí tuệ, kéo dài tuổi thọ”.
Mật ong có tác dụng nhuận trường thông tiện, nhuận phổi ngừng ho, ích khí bổ trung, giải độc, tiêu viêm, cầm ho… Trong mật ong có hàm lượng đường cao, dễ hấp thu vào cơ thể, giúp nuôi dưỡng cơ tim và cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp máu huyết lưu thông và cải thiện tuần hoàn máu. Mật ong kích thích tiêu hóa, tăng cường sự thèm ăn, an thần, ngủ ngon, nâng cao miễn dịch cơ thể.
Tác dụng mật ong với bệnh dạ dày
Mật ong có thể nhuận trường vị, thông tiện, là thuốc chữa táo bón rất tốt. Mật ong còn có thể phục hồi niêm mạc dạ dày, có hiệu quả điều trị rõ rệt với bệnh viêm dạ dày mãn tính, ruột có khối u, u dạ dày, loét dạ dày, tiêu hóa kém.
Mật ong còn hữu hiệu với bệnh viêm kết ruột, táo bón ở người già và thai phụ. Mỗi ngày dùng 25g mật ong sáng và tối khi bụng đang đói có thể điều tiết dạ dày và ruột rất tốt. Lượng dùng mỗi ngày 20g nên chọn mật sánh, không bọt, mùi thơm nhẹ, cho vào đầu lưỡi có cảm giác hơi chua, chát, nhỏ lên thủy tinh thấy không bị loang, dính không rơi.
Nước ép quả tỳ bà mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu:
+ Quả tỳ bà 150g
+ Dưa gang 50g
+ Dứa 100g
+ Mật ong 2 muỗng canh
+ Nước sôi để nguội 150ml
Cách làm
Hướng dẫn chi tiết cách chế biến nước ép quả tỳ bà mật ong
Bước 1. Dưa gang rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ; dứa gọt vỏ, cắt miếng.
Bước 2. Quả tỳ bà rửa sạch, gọt vỏ.
Bước 3. Cho mật ong, nước và các nguyên liệu vào máy ép trái cây, ép lấy nước.
Yêu cầu: Để lạnh khoảng 10 phút, hoặc cho đá vào uống ngon hơn.
Xem thêm: Danh sách nước ép trái cây có lợi cho người đau dạ dày