Đơn thuốc chữa hp dạ dày bao gồm những loại thuốc nào?
Vi khuẩn HP có tên tiếng nah là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào ruột (dạ dày). Vi khuẩn hp có một số đặc điểm sau:
+ Hầu hết những người bị nhiễm HP không có triệu chứng.
+ Nhiễm HP có thể bị viêm dạ dày và loét dạ dày.
+ Mọi người đều có thể nhiễm khuẩn hp kể cả trẻ em vì HP có thể lây lan qua nước và thực phẩm.
+ Liệu pháp diệt trừ khuẩn HP có thể được điều trị bằng 2 loại kháng sinh cộng với một loại thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Nhiễm HP là nghĩa gì?
Khuẩn HP là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong dạ dày, có thể được lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm phân. HP có nguy cơ lây lan cao hơn ở những khu vực có điều kiện sống quá đông đúc, vệ sinh kém và nước uống không an toàn.
Nhiễm trùng hp không tự nhiên biến mất, nhưng hầu hết mọi người không bao giờ phát triển các triệu chứng. Khuẩn HP có thể gây ra vấn đề tiêu hóa bằng cách làm hỏng lớp lót bảo vệ dạ dày của bạn và gây viêm. Điều này có thể làm tăng cơ hội phát triển:
+ Chứng khó tiêu.
+ Loét dạ dày hoặc tá tràng.
+ Viêm dạ dày cấp tính và mãn tính.
+ Ung thư dạ dày.
Các triệu chứng của nhiễm HP là gì?
Mặc dù hầu hết mọi người không có bất kỳ triệu chứng nào, nhiễm HP có thể gây ra:
+ Đau bụng trên
+ Ợ nóng
+ Đầy hơi
+ Buồn nôn hoặc nôn mửa
+ Chán ăn
+ Cảm giác no sau bữa ăn dù ăn rất ít.
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nặng cần đi khám ngay
+ Phân màu sẫm hoặc màu hắc ín
+ Nôn ra máu
+ Giảm cân đột ngột
+ Khó nuốt
+ Tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày
+ Triệu chứng thiếu máu như chóng mặt.
Vi khuẩn HP được chẩn đoán như thế nào?
Phát hiện vi khuẩn hp bằng cách
+ Kiểm tra mẫu phân
+ Xét nghiệm máu
+ Kiểm tra hơi thở
+ Nội soi sinh thiết dạ dày.
Đơn thuốc chữa HP dạ dày như thế nào?
Đơn thuốc chữa vi khuẩn HP dạ dày, có thể được điều trị bằng cách uống 2 loại kháng sinh và một loại thuốc khác gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Các kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn và PPI làm giảm axit dạ dày của bạn để kháng sinh có thể hoạt động tốt.
+ Thuốc kháng sinh được sử dụng để làm sạch HP: clarithromycin và amoxicillin hoặc metronidazole .
+ Thuốc ức chế bơm proton (PPI): omeprazole , lansoprazole và pantoprazole .
Người nhiễm khuẩn hp sử dụng pháp đồ điều trị tiệt trừ trong 14 ngày. Điều quan trọng là phải uống tất cả các loại thuốc chính xác theo chỉ dẫn.
Trường hợp tiệt trừ vi khuẩn hp bằng pháp đồ 1 thất bại cần phải tiếp tục sử dụng pháp đồ thứ 2.
Một đợt điều trị tiệt trừ thứ hai, sử dụng các loại kháng sinh khác nhau, thường nặng hơn.
Một điều quan trọng trong điều điều trị vi khuẩn hp: hút thuốc làm giảm cơ hội điều trị thành công, vì vậy việc bỏ hút thuốc là rất quan trọng.
Điều trị vi khuẩn hp có tác dụng phụ gì không?
Thống kê cho thấy cứ 10 dùng đơn thuốc chữa dạ dày hp thì 3 người có một số tác dụng phụ khi họ dùng liệu pháp diệt trừ như:
+ Khó tiêu
+ Cảm thấy buồn nôn
+ Rối loạn vị giác
+ Tiêu chảy
+ Chảy nước mũi
+ Đau đầu.
Điều trị vi khuẩn hp xong có thể bị nhiễm lại không?
Một khi bạn đã điều trị thành công HP, khả năng tái nhiễm bệnh là rất thấp vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng xảy ra khi còn nhỏ. Trường hợp người lớn tái nhiễm vi khuẩn hp do lây nhiễm ngoài cộng đồng nơi có nhiều người nhiễm hp.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng HP?
Vi khuẩn hp lây từ người qua người nhưng vệ sinh tốt có thể làm giảm sự lây lan. Vì vậy để giảm nguy cơ vi khuẩn hp lây nhiễm cần thực hiện các việc sau:
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
+ Chỉ ăn thực phẩm đã được rửa sạch và nấu chín đúng cách
+ Chỉ nước uống sạch, an toàn.
Xem thêm: Các bài thuốc chữa dạ dày hiệu quả