[Lời Khuyên] Đau Dạ Dày Nên Ăn Và Không Nên Ăn Tránh Bệnh Nặng Hơn

Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng, là một bệnh mãn tính khá phổ biến hiện nay, ước tính khoảng 10% dân số mắc bệnh, nam nhiều hơn nữ, và trong đó, loét tá tràng chiếm 80%, loét dạ dày chiếm 20%.

Viêm loét dạ dày – hành tá tràng thường có các triệu chứng lâm sàng như sau:

– Đau vùng thượng vị với đặc điểm: đau âm ỉ, đau lâm râm, có những đợt đau gia tăng có tính chu kỳ. Trong ngày, vào những lúc cơn đau xảy ra: 

– Đau lúc đói, hay gặp ở những trường hợp loét hành tá tràng, Cơn đau xảy ra sau bữa ăn khoảng 4-5 giờ, nếu ăn vào sẽ giảm đau. 

– Đau lúc no, hay gặp ở trường hợp loét dạ dày, cơn đau xảy ra sau bữa ăn 1-2 giờ.

– Đau vào ban đêm, lúc 1-2 giờ sáng, người bệnh thức giấc do cơn đau xảy ra, kèm buồn nôn, chảy nước miếng, cơn đau này thường gặp ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc loét bờ cong nhỏ của dạ dày. Ngoài ra, căn cứ vào vị trí đau để phân biệt: 

– Nếu bị loét dạ dày thì thường đau ở dưới mỏm ức, phía bên trái. 

– Nếu bị loét tá tràng thì đau phía bên phải vùng thượng vị.

Tinh chất chu kỳ đau cũng thay đổi và phụ thuộc vào một số yếu tố như: ổ loét mới xuất hiện hay đã lâu; ổ loét to và sâu hay nhỏ và cạn; bệnh nhân có bị ký sinh trùng đường ruột hay không. 

Bên cạnh đó, tình trạng tâm thần, chế độ ăn uống, sinh hoạt, mức độ căng thắng của công việc cũng ảnh hưởng đến chu kỳ của cơn đau. 

– Một số triệu chứng kèm theo: buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, cảm giác rát bỏng, đầy hơi, ăn không tiêu, chán ăn. Nhiều bệnh nhân do đau dẫn tới mất ngủ, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu do ăn uống kém hoặc do xuất huyết đường tiêu hóa… Nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách, sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày – tá tràng (là biến chứng thường gặp nhất), thủng ổ loét gây viêm phúc mạc cấp tính, hẹp môn vị, và nguy hiểm nhất là có thể gây loét ung thư hóa.

Ngày nay, các nhà y học cho rằng, bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thường phát sinh khi cơ thể xảy ra sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công (chất axit trong dạ dày và các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy hỗn hợp ở bề mặt dạ dày). Sự mất cân bằng này thường xảy ra khi các yếu tố tấn công gia tăng, trong khi các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày không củng cố kịp thời, đúng mức, hoặc khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy giảm, không đủ khả năng chống lại ngay cả khi dịch vị có độ axit ít hoặc bình thường.

Năm 1982 hai nhà khoa học người Australia là Barry Marshall và S. Robinson Warren phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori, và chứng minh chính vi khuẩn này là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày (phát hiện này được trao giải Nobel vào năm 2005), đã tạo nên sự đổi mới hoàn toàn trong phương cách điều trị bệnh này.

Việc nhiễm H. pylori, mắc phải do ăn uống không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, do chế biến, nguồn nước bị ô nhiễm, do cách ăn uống, khiến bệnh lây lan rất nhanh. Cùng với việc dùng các thuốc kháng viêm không steroid lâu ngày, được coi là các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm tăng lực tấn công lên “hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Xét nghiệm cận lâm sàng, người ta ghi nhận trên 90% số người bị viêm dạ – hiện diện của vi khuẩn H. pylori, và tỷ lệ này chiếm khoảng 90% ở bệnh loét dạ dày, 95% ở bệnh loét tá tràng.

Chẩn đoán ghi nhận bệnh đau dạ dày do vi khuẩn H. pylori gây ra bệnh nhân cần được điều trị bằng 3 loại kháng sinh một lúc, uống liên tục 10 ngày sẽ hết vi khuẩn hp, xác suất thành công khoảng 95%. 

Một số yếu tố  làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn thường là: 

– Dùng các thức ăn quá cứng, quá khô, nhiều chất xơ, bởi vì các thức ăn này làm da dày phải làm việc nhiều, lớp nhầy bị tác động cơ học và trở nên suy yếu. 

+ Thức ăn có nhiều vị quá chua, cay, nóng, lạnh. Khi ăn, nhai không kỹ, nuốt vội. 

+ Lạm dụng rượu, bia và thuốc lá.

– Ăn uống không đúng giờ, để quá đói rồi mới ăn. Hệ tiêu hóa hoạt động theo chu kỳ, và do vậy tiết axit cũng theo chu kỳ. Khi để quá đói, lượng axit tiết ra không có thức ăn để tiêu hóa, dẫn đến dư thừa axit.

– Quá căng thẳng về thần kinh, áp lực công việc, chấn thương về tinh thần. Khi tinh thần căng thẳng, thức quá khuya, hoặc làm việc gắng sức, đặc biệt là stress, vì lượng axit sẽ tăng lên, dễ gây loét và loét tái phát. 

– Sau một cuộc phẫu thuật, sau một bệnh nội khoa nặng. 

– Yếu tố di truyền: ở những người có nhóm máu O, tỷ lệ loét tá tràng cao hơn các nhóm máu khác. Gia đình có người bị bệnh tiêu hóa thì tỷ lệ bệnh cao hơn các gia đình khác.

– Liên quan đến một số bệnh khác: viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mãn tính, Xơ gan, cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận mãn, sỏi thận.

Chế độ ăn uống cần tuân thủ:

– Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như bánh mì, cơm nếp, bánh chưng, bánh quy, bánh xốp. Các thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai tây, khoai sọ luộc như; rau lá non các loại thịt cá nạc bỏ xương; sữa bò tươi, sữa hộp các loại; quả chín, quả ngọt, bánh. mứt kẹo, mật ong, nước uống không chứa cồn, nước lọc. 

– Tránh các loại rau củ già, các thức ăn nhiều chất xơ có thể gây Cọ xát, làm tổn. thương niêm mạc dạ dày như: mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải. măng khô, xương bằm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, chân vịt, cá nấu, cá chiên ăn cả đầu…

– Tránh ăn các thức ăn quá mặn, các loại quả quá chua, dưa chua, hành muối, thịt nguội, thịt xông khói, lạp xưởng, thức ăn quá nhiều các gia vị (giấm, ớt, tiêu… ), các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê … ), vì chúng có thể gây loét niêm mạc dạ dày, loét miệng nói.

– Sử dụng một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị loét, như củ nghệ, chè dây, rau dền, mồng tơi, đậu bắp… là những thực phẩm có tính kiềm, trung hòa axit thừa, có tác dụng làm se kết bề mặt, bao phủ nơi tổn thương, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh khỏi, kích thích tế bào bề mặt phát triển, giúp cho vết loét mau liền sẹo.

– Nên lưu ý dùng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và beta-caroten.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp nhanh lành vết loét và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại..

Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm mau lành vết thương 

Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten thường có màu xanh đậm, màu đỏ, vàng, vàng cam, như rau bồ ngót, cải bó xôi, bông cải xanh cà chua, rau dền đỏ, hoa mướp, hoa bí, đu đủ chín, gấc, khoa ớt chuông…

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Chat Zalo
Gọi Đặt Hàng